SƯNG NƯỚU RĂNG KHÔN CÓ SAO KHÔNG? CÁCH GIẢM SƯNG ĐAU HIỆU QUẢ?

Nha khoa Hồng Hải: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, TP.HCM

Nha khoa Bảo Thi: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM

Email: [email protected]

Hotline: 0765 216 849

SƯNG NƯỚU RĂNG KHÔN CÓ SAO KHÔNG? CÁCH GIẢM SƯNG ĐAU HIỆU QUẢ?
Ngày đăng: 27/05/2023 02:16 PM

Sưng nướu răng khôn là tình trạng thường gặp ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng biết cách xử trí. Hãy cùng Nha Khoa Hồng Hải tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng viêm nướu răng khôn để nhận biết kịp thời và áp dụng cách giảm sưng đau hiệu quả nhé!

1. Biểu hiện sưng nướu răng khôn

Thông thường, nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 19 đến 29 có tỷ lệ mọc răng khôn và nguy cơ sưng nướu răng số 8 cao hơn những đối tượng khác. Theo đó, bệnh nhân có thể thấy phần nướu trùm bị sưng đỏ, khi ấn có thể có chảy mủ. Kèm theo đó là cơn đau từ nhẹ tới vừa cùng với các triệu chứng như hôi miệng, khó nhai nuốt thức ăn. Ngoài ra, một số trường hợp viêm nướu răng khôn có triệu chứng sốt, nổi hạch ở cổ,…

Tình trạng đau nướu răng khôn gây ra những cơn đau từ nhẹ đến vừa cùng các triệu chứng như hôi miệng, sốt,…

2. Vì sao nướu răng khôn bị sưng?

Tình trạng bị sưng nướu răng khôn có thể do một số nguyên nhân như:

  • Do viêm lợi:

    Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến diễn ra ở bất kỳ vị trí răng nào. Khi phần lợi bị viêm nhiễm trong quá trình mọc răng khôn sẽ tạo kẽ hở khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt, dẫn đến vi khuẩn tích tụ và khiến vùng lợi bị sưng đau, cơn đau còn có thể lan ra vùng má.

  • Do răng khôn mọc lệch:

    Tình trạng này tạo khe hở giữa các răng, dễ khiến thức ăn bị mắc kẹt lại. Từ đó vi khuẩn phát triển và dẫn đến sưng viêm nướu răng và các bệnh khác về răng miệng.

  • Do răng khôn dễ bị kích ứng:

    Trong quá trình mọc răng khôn, phần nướu xung quanh răng có xu hướng sưng nhẹ và nhô cao hơn với hàm. Đây là lý do khi ăn nhai, phần lợi của răng khôn sẽ cọ xát với các răng khác, gây ra kích ứng, đau nhức. Từ đó mức độ tổn thương của phần lợi ngày càng gia tăng và lâu hồi phục hơn.

>> Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn nằm ngang không?

  • Do khối u phát triển ở xương hàm:

    Đây cũng là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng sưng chân răng khôn, nhưng hiếm gặp. Các khối u hình thành trên xương khiến răng khôn mọc lệch, ảnh hưởng đến răng xung quanh, thậm chí gây tổn thương mô mềm vùng miệng, xương hàm hoặc hoại tử xương.

3. Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không?

Khi phát hiện tình trạng sưng nướu răng khôn nhưng không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng nướu:

    Răng khôn làm sưng nướu, gây viêm nhiễm và hình thành các túi mủ tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại. Đồng thời, dịch mủ tiết ra vừa gây tình trạng mùi hôi nặng vừa khiến miệng có vị đắng chát.

  • Chân răng khôn lung lay:

    Khi nướu răng bị viêm nhiễm, chân răng cũng bị lung lay và có nguy cơ gãy rụng cao. Ngoài ra, các răng bên cạnh răng khôn cũng có thể mất đi độ vững chắc, thậm chí có nguy cơ mất nhiều răng cùng lúc.

  • Ảnh hưởng chức năng ăn nhai:

    Bệnh nhân có răng khôn mọc sưng lợi gặp trở ngại trong việc ăn nhai, cũng như phải kiêng nhiều món ăn không phù hợp. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và giảm khả năng hấp thụ, dẫn đến sức khỏe suy nhược. 

4. Cách điều trị giảm sưng nướu răng khôn hiệu quả

Tình trạng viêm nướu răng khôn cần được điều trị đúng cách tùy vào tình trạng sưng đau:

4.1. Cách trị sưng nướu răng khôn tại nhà

Trong trường hợp viêm nhẹ, bệnh nhân có thể thực hiện các cách giảm sưng nướu răng khôn sau đây ngay tại nhà:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày giúp kháng khuẩn, cải thiện tình trạng sưng đau.
  • Chườm đá lạnh hỗ trợ giảm viêm sưng, hạn chế tình trạng đau nhức và ngăn ngừa chảy máu chân răng.

  • Tránh yếu tố gây kích ứng nướu răng như uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Sử dụng các thực phẩm chống viêm, kháng khuẩn như hành tây, đinh hương,… có khả năng làm tê các dây thần kinh quanh nướu răng, giúp giảm bớt triệu chứng sưng đau.

>> Xem thêm: Nên nhổ răng khôn mỗi lần mấy cái an toàn?

Nếu bệnh nhân sưng nướu răng khôn có những dấu hiệu sau thì cần đi khám ngay:

  • Không có dấu hiệu giảm sưng, cơn đau lan ra vùng xung quanh.
  • Cứng hàm.
  • Sốt cao.
  • Toàn thân mệt mỏi.
  • Sưng hạch cổ.

4.2. Cách chữa sưng nướu răng khôn tại nha khoa

Đến nha khoa, Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, vị trí và hướng mọc răng khôn của bệnh nhân để thực hiện các cách chữa trị như sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ, chẳng hạn như penicillin hoặc erythromycin (Erythrocin Stearate),…
  • Cắt lợi trùm răng khôn với trường hợp răng khôn mọc thẳng và không ảnh hưởng đến các răng còn lại. 
  • Nhổ bỏ răng khôn để chấm dứt cơn đau, đồng thời ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra như viêm chân răng, sâu răng,…

Điều quan trọng là bệnh nhân nên đến địa chỉ nha khoa uy tín – nơi có đội ngũ Bác sĩ giỏi và tận tâm, thăm khám kỹ càng và lập phác đồ điều trị phù hợp với mọi vấn đề về răng khôn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ 

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ nhưng còn lo lắng về giá cả và thời gian điều trị bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa Hồng Hải để được bác sĩ khám, tư vấn miễn phí.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi  để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Để đặt lịch khám tại Nha Khoa Hồng Hải, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.  

Địa chỉ : 4/38, Lý Thường Kiệt, Hóc Môn, TP.HCM

Hotline : 028 22 068 668

Điện thoại: 0934 099 808

Facebook:  https://www.facebook.com/Nhakhoahonghai

0
Chỉ đường
Zalo

0765 216 849