HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC RĂNG SỨ BỀN VỮNG LÂU DÀI CÙNG NHA KHOA HỒNG HẢI

Nha khoa Hồng Hải: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, TP.HCM

Nha khoa Bảo Thi: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM

Email: [email protected]

Hotline: 0765 216 849

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC RĂNG SỨ BỀN VỮNG LÂU DÀI CÙNG NHA KHOA HỒNG HẢI
Ngày đăng: 19/04/2023 09:04 AM

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng giúp cải thiện, khắc phục tình trạng khuyết điểm, cải thiện nụ cười được nhiều người lựa chọn. Để hàm răng luôn được đều đẹp và chắc khỏe thì bạn cũng cần nắm được một số cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc.

I. Tại sao chăm sóc răng sứ lại quan trọng?

Răng sứ có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, mặc dù các vật liệu này rất bền và mão sứ được thiết kế để hoạt động thay cho răng mà nó bao phủ, nhưng ngay cả mão sứ mạnh nhất cũng không thể sánh với độ bền của răng tự nhiên và răng sứ không tồn tại mãi mãi như răng thật. Do đó, bạn cần chăm sóc răng sứ thật tốt.

Chiếc mão răng sứ sẽ bao phủ chiếc răng thật, nếu mão sứ không có hình dạng tốt, nó không thể bảo vệ miệng khỏi vi khuẩn và tổn thương. Thân răng bị hỏng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ xâm nhập vào răng bị tổn thương bên dưới và các răng khác xung quanh. Sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng cũng có thể dẫn đến hôi miệng, sâu răng và một số vấn đề về răng miệng khác.

Chăm sóc răng sứ cũng giúp đảm bảo tính thẩm mỹ của răng sứ luôn đều đẹp như răng thật tự nhiên.

II. Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc

Khi mão răng vĩnh viễn đã ở đúng vị trí, điều quan trọng là phải học cách chăm sóc răng sứ mới bọc. Những lời khuyên chăm sóc răng sứ dưới đây không chỉ áp dụng trong vài tuần đầu tiên mà bạn cần thực hiện trong thời gian dài:

1. Bỏ thói quen xấu

Nếu bạn có thói quen cắn móng tay, nước đá, đầu bút hoặc bất cứ thứ gì khác ngoài thức ăn thì giờ là lúc bạn nên tập bỏ với những thói quen xấu đó. Việc cắn đồ cứng có thể gây áp lực lớn lên mão răng sứ khiến nó có nguy cơ bị mẻ, nứt hoặc vỡ. Điều này cũng có thể làm lỏng thân răng, để lộ phần răng còn lại bên dưới tiếp xúc với vi khuẩn và khiến bạn có nguy cơ bị sâu răng hoặc nhiễm trùng.

2. Hình thành và duy trì thói quen tốt

Cách quan trọng nhất để bảo vệ sự toàn vẹn của răng bọc sứ là thực hành chăm soc răng miệng tốt. Mặc dù hầu hết các bậc cha mẹ đều hiểu rõ về việc dạy con nên đánh răng hai lần một ngày, tuy nhiên nhiều người lớn lại không thực hiện thói quen này, dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.

Hãy đảm bảo: 

  • Đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải có lông mềm.
  • Không đánh răng với lực mạnh, theo chiều ngang.
  • Sử dụng kem đánh răng với lượng fluor phù hợp.
  • Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi ba tháng.

Bạn cũng nên súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn mỗi ngày. Nước súc miệng được thiết kế để bảo vệ kháng khuẩn cho các kẽ hở trong miệng mà bàn chải đánh răng khó chạm tới.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt không chỉ là đánh răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày. Sâu răng thường xảy ra do vi khuẩn trong miệng tiếp xúc với nhiều đường. Vì vậy, điều quan trọng là hạn chế lượng thức ăn và đồ uống có đường mà bạn tiêu thụ một cách thường xuyên như hạn chế ăn kẹo, bánh quy, bánh ngọt và nước ngọt có hàm lượng đường cao. Đặc biệt hạn chế các thực phẩm hoặc đồ uống có lượng đường cao ngay trước khi đi ngủ do cặn thức ăn và đường có thể bám lại trên răng qua đêm.

3. Sử dụng máng bảo vệ răng vào ban đêm

Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi đi ngủ, sử dụng máng bảo vệ răng vào ban đêm có thể giúp bảo vệ răng sứ và thân răng của bạn. Bên cạnh đó, mang máng bảo vệ răng ban đêm giúp răng hàm trên và hàm dưới không tiếp xúc trực tiếp với nhau. Điều này ngăn không cho mão răng sứ bị mòn hoặc không bị bung ra do nghiến.

Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình có thói quen nghiến răng khi ngủ bạn cũng nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để xác định xem bạn có cần sử dụng máng bảo vệ răng vào ban đêm hay không. Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể tìm thấy các dấu hiệu bạn cho thấy bạn có thể có thói quen nghiến răng, chẳng hạn như men răng mòn và răng bị bong, nứt hoặc sứt mẻ mà không có lý do rõ ràng.

4. Kiểm tra định kỳ

Duy trì kiểm tra nha khoa đinh kỳ thậm chí quan trọng hơn nếu bạn có bọc răng sứ. Việc kiểm tra định kỳ hai lần một năm, nha sĩ có thể kiểm tra răng sứ và xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi trở nên nghiêm trọng. Trao đổi với nha sĩ nếu bạn cảm thấy răng ê buốt đau nhức hoặc khó chịu xung quanh răng sứ. Đây có thể là dấu hiệu mão răng sứ được đặt quá cao hoặc răng bị lung lay và răng bên dưới đang bị sâu.

Nếu nghi ngờ răng sứ đang có vấn đề, hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được khám và xử lý kịp thời.

5. Sử dụng chỉ nha khoa

Một việc quan trọng khác trong chăm sóc răng sứ là phải dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Hãy  sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ mão răng của bạn và có được kết quả tối ưu. Đặt sợi chỉ quanh răng tạo thành hình chữ C, trượt chỉ nha khoa xung quanh các mặt của thân răng và các răng khác của bạn. Tránh kéo chỉ nha khoa vì điều này có thể vô tình làm lệch mão răng sứ.

6. Những điều nên tránh trong quá trình chăm sóc răng sứ

  • Thức ăn cứng

    Thức ăn cứng đều không thân thiện với bất kỳ loại răng nào, đặc biệt là răng sứ. Thực phẩm cứng hoặc dai như các loại hạt, kẹo cao su và nước đá có nguy cơ làm mão răng sứ của bạn bị bung ra hoặc bị hỏng theo thời gian.

  • Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

    Trong thời gian đầu mới bọc răng sứ, bạn có thể nhận thấy răng của mình đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ. Điều này là bình thường và hầu hết bệnh nhân đều thấy thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Bạn nên hạn chế dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Ví dụ, để cà phê hoặc trà nguội trước khi uống, tránh cắn vào thanh kem hoặc kem que, đặc biệt cần tránh tuyệt đối nhai đá. Nha sĩ có thể khuyên bạn sử dụng loại kem đánh răng dành cho răng ê buốt để giảm bớt sự khó chịu trong giai đoạn bạn đang thích nghi với răng bọc sứ mới.

    Nếu bạn đã bọc răng sứ được một thời gian dài, nhưng vẫn nhận thấy ngày càng nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh thì hãy liên hệ với nha sĩ. Trong một số trường hợp, việc răng bị ê buốt có thể là dấu hiệu của vấn đề thân răng bên dưới, chẳng hạn như nhiễm trùng. Nha sĩ có thể xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Thức ăn hoặc đồ uống có màu

    Hạn chế sử dụng các thực phẩm hoặc đồ uống có màu như cà phê, trà để tránh tình trạng răng sứ bị nhiễm màu.

  • Kem đánh răng có chất mài mòn

    Hiện nay trên thị trường có một số loại kem đánh răng chứa chất mài mòn có nguồn gốc từ silica, than củi hoặc các nguyên tố khác. Các chất này có chứa trong hầu hết các loại kem đánh răng làm trắng hiện nay, xu hướng gần đây là kem đánh răng than hoạt tính. Nếu bạn đang bọc răng sứ, nên tránh xa kem đánh răng có chứa chất mài mòn và chọn loại không chứa các chất này.

    Tuổi thọ và tính thẩm mỹ của răng sứ sẽ được đảm bảo nếu bạn biết cách chăm sóc răng sứ đúng đắn và khoa học. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để được chăm sóc răng sứ an toàn, hiệu quả.

  •  Không hút thuốc lá

    Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng bị ố vàng, xỉn màu. Thành phần nicotin có trong thuốc lá bám lâu ngày trên sẽ sẽ khiến cho màu răng bị hư hỏng, dễ làm cho lớp răng sứ bị đổi màu.

    Việc đánh răng hằng ngày rất khó để loại bỏ được lớp nicotin từ thuốc lá. Chính vì vậy sau khi bọc răng sứ thẩm mỹ bạn cần hạn chế tối đa việc hút thuốc lá. Điều này sẽ giúp răng sứ được bền đẹp lâu dài và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

    Tuổi thọ và tính thẩm mỹ của răng sứ sẽ được đảm bảo nếu bạn biết cách chăm sóc răng sứ đúng đắn và khoa học. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để được chăm sóc răng sứ an toàn, hiệu quả.

0
Chỉ đường
Zalo

0765 216 849