1. Đau nhức răng là gì?
Đau răng không chỉ là một cảm giác đơn giản, mà là dấu hiệu cho thấy nhiều vấn đề răng miệng phức tạp. Đau nhức răng là trạng thái bạn cảm thấy đau đớn hoặc kích ứng khi ăn uống, chạm vào răng.
2. Răng bị đau khi chạm vào là bị gì?
Nguyên nhân bạn cảm thấy răng bị đau khi chạm vào có thể do sâu răng, viêm nướu, áp xe răng, viêm tủy và nhiều vấn đề khác. Mỗi trường hợp răng bị đau khi chạm vào là bị gì sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
2.1 Do viêm nướu răng
Viêm nướu răng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến răng bị đau khi chạm vào. Nướu răng bị viêm thường do vôi răng, khi mảng bám thức ăn còn sót lại tích tụ và trở thành vôi răng, về lâu phát triển và tiết ra độc tố, tấn công vào các mô nướu khiến cho nướu lợi sưng đỏ rồi dần bị viêm nhiễm.
Khi nướu răng bị viêm nhiễm bạn sẽ cảm thấy răng bị đau nhức nhẹ nếu chạm vào và trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ăn nhai hoặc khi đánh răng kèm với một số triệu chứng khác:
- Nướu răng đậm màu, chuyển thành màu tím hoặc đỏ đậm.
- Lợi sưng đỏ.
- Xuất huyết chân răng.
- Do sâu răng
Răng bị đau khi chạm vào có thể là dấu hiệu cho bạn biết tình trạng sâu răng đang tiến triển và xâm nhập đến ngà răng. Bạn không chỉ bị đau răng khi ăn nhai mà còn có thể thấy ê buốt kể cả khi hít thở không khí lạnh.
2.2 Do viêm nha chu
Viêm nha chu xuất hiện do bạn bỏ qua việc lấy cao răng, vi khuẩn trên vôi răng sẽ tấn công vào mô nha chu gây ra viêm nhiễm. Viêm nha chu thường xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là người trung niên.
Sau một thời gian dài, nướu sẽ bắt đầu hình thành nhiều túi nha chu có mủ, lợi sưng đỏ, lỏng lẻo và không bám chắc vào chân răng. Bạn có thể nhận biết tình trạng viêm chu nha đang trở nặng khi răng bị đau khi đụng vào, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
2.3 Do viêm tủy răng
Tủy răng là phần cấu trúc nằm sâu trong men răng và ngà răng, tập trung nhiều dây thần kinh cũng như mạch máu của răng. Khi vi khuẩn xâm nhập và khiến cho tủy răng bị viêm sẽ gây đau nhức khi chạm vào, ê buốt khi bạn dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu tủy răng bị viêm nhiễm và hoại tử, răng sẽ bị mất cảm giác hoàn toàn và bạn phải loại bỏ chiếc răng đó.
2.4 Do chấn thương răng
Khi răng gặp phải chấn thương, tổ chức nha chu và cấu trúc của răng sẽ bị ảnh hưởng gây đau nhức ở mức độ nhiều hay ít tùy vào tình trạng tổn thương.
2.5 Áp xe răng
Áp xe răng có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng, không chỉ gây cảm giác không thoải mái, mà còn dẫn đến các vấn đề như tiêu mòn men răng, viêm nướu và thậm chí là viêm xoang.
Ngoài những vấn đề ở trên, bạn cũng có thể gặp tình trạng răng bị đau khi chạm vào nếu đang mọc răng khôn, mắc chứng viêm xoang hay có thói quen nghiến răng.
3. Răng bị đau khi chạm vào có sao không?
Nhìn chung, dù răng bị đau khi chạm vào là bị gì, xuất phát từ nguyên nhân nào thì cũng cần được khắc phục sớm. Bởi vì cảm giác đau răng thường rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bạn nên nhanh chóng đến phòng răng uy tín thăm khám răng bị đau khi chạm vào có sao không.
Trong hầu hết trường hợp bệnh lý răng miệng đều có nguy cơ làm tổ chức răng sẽ bị suy yếu, từ đó làm răng sẽ lung lay và rất dễ bị mất răng. Hơn nữa, nếu răng đau nhức do lợi bị viêm tủy, viêm nha chu,… thì cơn đau sẽ kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể của người bệnh.
4. Cách điều trị đau răng khi chạm vào
Như nội dung được đề cập phía trên, có khá nhiều nguyên nhân răng bị đau khi chạm vào, tùy vào từng trường hợp sẽ có cách điều trị đau răng khác nhau.
4.1 Lấy cao răng
Lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần sẽ được làm sạch bởi các dụng cụ nha khoa chuyên dụng, đơn giản và nhanh chóng nhưng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng rất hiệu quả.
4.2 Trám răng thẩm mỹ
Bác sĩ sẽ chỉ định trám răng đối với các trường hợp răng bị sâu nhằm bù đắp lỗ sâu răng là hàn trám răng. Khi thực hiện trám răng thẩm mỹ, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô sâu và phục hình lỗ sâu bằng vật liệu nha khoa. Sau khi điều trị răng sẽ trở lại hình dáng ban đầu, cảm giác răng bị đau khi chạm vào sẽ không còn nữa, khả năng ăn nhai cũng sẽ được duy trì.
4.3 Điều trị tủy răng
Vì tủy răng là cấu trúc nằm trong cùng của thân răng nên điều trị sẽ khá phức tạp, quá trình này sẽ diễn ra 2 đến 3 buổi hoặc có thể kéo dài hơn tùy vào số lượng và vị trí của răng. Tủy răng viêm nhiễm sẽ được bác sĩ loại bỏ sạch, sau đó sẽ hàn trám răng hoặc bọc răng sứ tùy vào mức độ tổn thương của mô răng.
4.4 Nạo túi nha chu
Thủ thuật nạo túi nha chu sẽ giúp loại bỏ ổ mủ, làm sạch vôi răng cũng như vi khuẩn tích tụ, giúp ngăn chặn các bệnh lý viêm nha chu trở nên nghiêm trọng, làm giảm cảm giác đau răng rất hiệu quả.
4.5 Cố định răng bị chấn thương
Để khắc phục tình trạng răng bị đau khi chạm vào do bị chấn thương bác sĩ sẽ tiến hàng cố định răng trên cung hàm, giúp duy trì khả năng ăn nhai của bạn. Cố định răng bị chấn thương này còn tạo điều kiện để cho mô mềm và các tổ chức quanh răng có thời gian được phục hồi.
Nha khoa Hồng Hải luôn theo chính sách tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ, nếu bạn có thắc mắc hay gặp bất cứ vấn đề về răng miệng thì đừng ngần ngại đến hoặc gọi số hotline Nha khoa Hồng Hải để được thăm khám tư vấn MIỄN PHÍ và điều trị kịp thời. Bạn có thể đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY nhé!!!!
Chi nhánh: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM
Cơ sở: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị Trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn TP HCM
Email: [email protected]
Điện Thoại: 0765 216 849
Hotline: 0765 216 849