1. Niềng răng nên ăn gì?
Vậy thì niềng răng nên ăn gì? Sau đây là những hướng dẫn chi tiết.
1.1 Thực phẩm chín, mềm
Đây là nhóm thực phẩm được khuyến khích cho người mới niềng răng. Các loại thực phẩm dễ nhai như cháo, súp, bún, phở, cơm mềm, ngũ cốc, rau củ quả mềm, trái cây mềm,… không gây đau nhức cho răng và hàm. Một số ví dụ
1.2 Sữa và thực phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,.. là nguồn cung cấp canxi dồi dào, giúp xương răng chắc khỏe.
1.3 Trứng và các món ăn từ trứng
Trứng cũng là một nguồn cung cấp canxi tốt, có thể chế biến thành nhiều món, đặc biệt là luôn rất mềm dễ ăn nhau.
1.4 Các loại rau củ quả mềm
Rau củ quả mềm như cà rốt, khoai tây, bí đỏ,… chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
1.5 Các loại cá, hải sản
Các loại cá, hải sản cung cấp lượng protein, giúp bạn không bị sụt cân trong quá trình niềng răng, hơn nữa chúng cũng rất mềm.
1.6 Trái cây
Những loại trái cây mọng nước, mềm mại như kiwi, cam quýt, bưởi, chuối…. đều là nguồn vitamin dồi dào, vừa dễ ăn nhai, vừa tăng thêm vi khoáng và hỗ trợ làm sạch khoang miệng.
2. Niềng răng kiêng ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm niềng răng nên ăn gì thì bạn cũng cần biết niềng răng kiêng ăn gì để tránh ảnh hưởng lộ trình chỉnh nha.
2.1 Thực phẩm dai, cứng
Các loại thực phẩm dai, cứng có thể làm bung mắc cài, gây đau nhức và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Một số ví dụ cụ thể như:
- Thịt bò, thịt gà, thịt lợn,…
- Xương, sụn, gân,…
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Trái cây cứng như táo, lê, ổi,…
- Rau củ quả cứng như cà rốt, khoai lang,…
2.2 Thực phẩm dẻo, dính
Các loại thực phẩm có tính chất dẻo, dính có thể bám vào mắc cài và khó lấy ra, gây viêm nhiễm răng miệng:
- Kẹo cao su
- Mứt, siro,…
- Bánh mì, bánh quy,…
- Bỏng ngô, khoai tây chiên,…
- Sữa chua dẻo,…
2.3 Thực phẩm ngọt, nhiều đường
Mặc dù thực phẩm ngọt không làm bung mắc cài nhưng có thể gây ra các vấn đề răng miệng nếu bạn chải răng và vệ sinh khí cụ kém. Bệnh lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lộ trình chỉnh nha của bạn.
- Kẹo, chocolate,…
- Soda, nước ngọt,…
- Trái cây ngọt như chuối, nho,…
- Sữa chua có đường,…
2.4 Thực phẩm chua, cay, nóng
Các loại thực phẩm có vị chua, cay, nóng có thể gây kích ứng nướu răng, gây đau nhức và khó chịu.
- Trái cây chua như cam, chanh,…
- Ớt, tỏi,…
- Các món ăn cay, nóng như lẩu, nướng,…
3. Những lưu ý quan trọng trước và sau khi niềng răng
Bên cạnh niềng răng nên kiêng ăn gì và niềng răng nên ăn gì thì bạn cũng cần biết những lưu ý quan trọng trước và sau khi niềng răng khác.
3.1 Trước khi niềng răng
- Chọn đúng nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.
- Tìm hiểu kỹ về phương pháp niềng răng phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.
- Chuẩn bị tâm lý thật tốt để vượt qua quá trình này.
3.2 Sau khi niềng răng
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám.
- Đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ, thường là ít nhất 20 giờ/ngày để giữ cho răng ổn định ở vị trí mới. Bạn cần đeo hàm duy trì.
- Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng và mắc cài.
4. Những câu hỏi thường gặp về vấn đề ăn uống khi niềng răng
4.1 Ngày đầu niềng răng nên ăn gì?
Vào những ngày đầu niềng răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt nên hãy ăn những thực phẩm mềm, lỏng để dễ nhai như:
- Cháo, súp
- Bún, phở
- Ngũ cốc
- Trái cây mềm
- Rau củ quả mềm
- Uống nhiều nước
4.2 Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường?
Niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường là thắc mắc của nhiều người. Nhìn chung, sau khoảng 1-2 tuần bạn sẽ dần quen với mắc cài và dây cung thì có thể ăn uống bình thường. Thời gian niềng răng sau bao lâu thì ăn uống bình thường cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Phương pháp niềng răng: Phương pháp niềng răng truyền thống thường gây đau nhức hơn niềng răng mắc cài tự buộc hoặc niềng răng trong suốt.
- Mức độ sai lệch của răng: Răng càng sai lệch nhiều thì thời gian dịch chuyển càng lâu và bạn sẽ phải chịu đau nhức nhiều hơn.
- Cơ địa của mỗi người: Mức độ nhạy cảm cũng như chịu đau của mỗi người khác nhau.
4.3 Niềng răng có được ăn kem không?
Lý giải niềng răng có được ăn kem không, câu trả lời là có nhưng bạn phải thận trọng. Vì kem là một món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng nó có thể gây hại cho mắc cài và dây cung của bạn nếu bạn không ăn đúng cách.
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN VỆ SINH RĂNG MIỆNG AN TOÀN SAU KHI NIỀNG RĂNG (nhakhoahonghai.com)
- Chọn kem mềm và ăn kem từ từ.
- Dùng thìa để kiểm soát lượng kem và tránh làm mắc cài hoặc dây cung bị lệch
- Đánh răng sau khi ăn giúp loại bỏ thức ăn thừa và ngăn ngừa sâu răng.
Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức hay ê buốt răng khi ăn kem thì cũng có thể thử ăn kem với một lớp bánh mì hoặc bánh quy để hạn chế kem lạnh dính vào mắc cài và dây cung.
4.4 Niềng răng có uống bia được không?
Không nên uống bia khi niềng răng. Mặc dù ở dạng lỏng, nhưng khi niềng răng bạn nên hạn chế các loại thức uống có cồn. Bia có thể:
- Gây đau nhức răng, khiến răng và làm nướu nhạy cảm hơn.
- Gây xỉn răng, ố vàng men răng.
- Gây khô miệng bởi cồn có thể làm giảm sản xuất nước bọt, khiến thức ăn thừa dễ bám vào khí cụ, gây sâu răng và viêm nướu.
- Ngoài ra, bia cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi,…
4.5 Niềng răng ăn đồ cứng có sao không?
Thức ăn cứng luôn nằm trong danh sách niềng răng nên kiêng ăn gì. Bởi vì khi bạn nhai đồ cứng, lực tác động lên răng và mắc cài sẽ lớn hơn bình thường dễ khiến mắc cài bị bung, dây cung bị đứt, hoặc thậm chí là làm răng bị gãy. Ngoài ra, ăn đồ cứng cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức răng do mắc cài và dây cung có thể chọc vào nướu hoặc môi khi bạn nhai.
Dưới đây là một số loại đồ cứng mà bạn nên kiêng ăn khi niềng răng:
- Xương
- Sụn
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Trái cây cứng như táo, lê, ổi…
Nếu bạn muốn ăn các loại đồ cứng này thì bạn nên cắt nhỏ chúng trước khi ăn để giảm lực tác động lên mắc cài và dây cung. Và chỉ nên ăn khi răng đã ổn định.
Nha khoa Hồng Hải đang có chương trình ưu đãi cho khách hàng có nhu cầu niềng răng lên đến 20%
Niềng răng Invisalign với giá cực kỳ cạnh tranh và nhiều ưu đãi cho khách hàng đăng ký online
Hiện Thực Hóa Dự Định Niềng Răng Với Ưu Đãi Lên Đến 20%
▸ Tự tin hơn, Thần thái hơn, Thăng tiến hơn… không còn là ước mơ xa vời!
Bác sĩ chuyên khoa Chỉnh Nha tốt nghiệp thạc sĩ bác sĩ du học tại Pháp, nhiều kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, điều trị
Tư vấn rõ ràng tình trạng, chi phí, cam kết bằng văn bản không mập mờ
Trả góp chỉ 2000k/tháng, không lãi suất
Ưu đãi thêm cho HSSV lên đến 6 triệu khi đăng ký online trước TẠI ĐÂY
Là chính mình nhưng ở phiên bản tự tin hơn!
Xem chi tiết và đăng ký nhận ưu đãi tại : nhakhoahonghai.com
-----------------------------------------------
Nha Khoa Hồng Hải- 06+ điểm chạm tuyệt vời cho hành trình niềng răng của bạn:
- Hệ thống uy tín nhiều năm thành lập và phát triển
- Dẫn đầu về số lượng khách hàng niềng răng, điều trị thành công những ca khó
- Bác sĩ là chuyên gia niềng răng đầu ngành
- Máy móc, trang thiết bị hiện đại chuyên sâu
- Chăm sóc khách hàng tận tâm, đồng hành xuyên suốt quá trình
- Nhiều chính sách hỗ trợ thanh toán, chia nhỏ chi phí chỉ từ 2 triệu đồng cho 1 lần đi tái khám
Hỡi các đồng niềng còn chần chờ gì mà không đặt lịch hẹn với Nha khoa Hồng Hải để thực hiện hóa giấc mơ có một bộ nhá thật xịn xò, với giá ngập tràn ưu đãi. Đừng quên thời điểm "vàng" để niềng răng là ngay lúc này nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với số điện thoại bên dưới để được hỗ trợ tận tình nhé!
Chi nhánh: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM
Cơ sở: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị Trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn TP HCM
Email: [email protected]
Điện Thoại: 0765 216 849
Hotline: 0765 216 849
Facebook: Nha khoa Hồng Hải