Không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng? Cách ngăn ngừa nhiệt miệng?

Nha khoa Hồng Hải: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, TP.HCM

Nha khoa Bảo Thi: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM

Email: [email protected]

Hotline: 0765 216 849

Không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng? Cách ngăn ngừa nhiệt miệng?
Ngày đăng: 26/02/2024 09:01 AM

1. Bị nhiệt miệng là gì?

Sự xuất hiện của những vết loét nhỏ, nông tại các mô mềm bên trong môi, má, dưới lưỡi và nướu được gọi chung là tình trạng nhiệt miệng. Những vết nhiệt này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong việc ăn uống và giao tiếp.

2. Vì sao bị nhiệt miệng?

Thông thường, nhiệt miệng có thể tự hết sau khoảng 5-7 ngày mà không cần điều trị hay can thiệp. Tuy nhiên vấn đề là tình trạng này sẽ tái phát nhiều lần. Ngày nay, các nguyên nhân gây viêm nhiệt miệng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng hay nguyên nhân tái phát của vết loét miệng.

Chúng ta chỉ có thể biết một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng thường xuyên, bao gồm:

  • Sự suy giảm chức năng gan: Gan không còn hoạt động hiệu quả có thể dẫn đến khả năng tích tụ độc tố trong cơ thể và gây thương tổn niêm mạc miệng.
  • Hệ miễn dịch kém: Khi hệ miễn dịch không đủ sẽ khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi vi sinh vật gây ra các vết lở, loét trong khoang miệng.
  • Tổn thương miệng: Đánh răng quá mạnh hoặc khi bị ngã cũng có thể gây tổn thương hình thành các vết thương bên trong miệng.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt Vitamin B9, B12, Vitamin C, sắt, kẽm,… cũng có thể dẫn đến tình trạng nổi nhiệt.

Mỗi trường hợp nhiệt miệng có thể liên quan đến những nguyên nhân riêng biệt hoặc do sự cộng hưởng tiêu cực từ nhiều vấn đề khác nhau.

3. Nên làm gì khi bị nhiệt miệng?

Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ bị nhiệt miệng và thường các vết loét do nhiệt miệng sẽ tự khỏi mà không để lại sẹo sau khoảng 1 – 2 tuần. Trong trường hợp bạn không thích cảm giác bị đau khi ăn uống thì có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ chữa trị tình trạng này.

3.1 Dùng nước muối

Muối có tác dụng khử trùng và làm khô vết loét, sử dụng nước muối để điều trị nhiệt miệng là một phương pháp an toàn và hiệu quả. Thời gian đầu khi súc miệng bằng nước muối, bạn sẽ cảm thấy đau nhẹ tại các vết loét. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ nhanh chóng dịu lại và biến mất.

Bạn có thể súc miệng nước muối từ 3 – 4 lần/ngày để giúp vết loét mau lành, tự pha nước muối tại nhà hoặc sử dụng nước muối sinh lý đều được.

3.2 Dùng mật ong

Mật ong chẳng những có công dụng kháng khuẩn và hỗ trợ quá trình lành vết loét diễn ra nhanh chóng hơn, mà còn bảo vệ da khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Để đạt hiệu quả điều trị, bạn nên thoa mật ong nguyên chất trực tiếp lên vùng bị nhiệt miệng đều đặn 4 lần mỗi ngày.

Không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng? Vì sao?

3.3 Dùng baking soda

Bột nở hay baking soda có khả năng cân bằng độ pH bên trong khoang miệng khoảng từ 7 – 7,4, giúp làm lành nhanh chóng các vết loét. Để pha nước súc miệng bằng baking soda, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Hòa tan một thìa cà phê bột nở vào một nửa cốc nước.
  • Bước 2: Ngậm dung dịch này trong khoảng từ 30 – 60 giây, sau đó nhổ ra.
  • Bước 3: Lặp lại từ 3 – 4 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.4 Sử dụng dầu dừa để trị nhiệt miệng

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cao nhờ chứa acid lauric tự nhiên, giảm đau, sưng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Hãy lấy một lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ thoa lên vết lở miệng một vài lần mỗi ngày. Không nuốt nước bọt sau đó để bảo vệ vị trí vết lở miệng.

3.5 Bổ sung vitamin

Bổ sung các loại Vitamin khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây ra nhiệt miệng thông qua các nguồn thực phẩm như trứng, cá, sữa, gạo, đậu nành, rau chân vịt, cải xanh, măng tây hoặc sử dụng hình thức viên uống.

4. Không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Ngoài những loại thực phẩm có lợi khi bị nhiệt miệng, bạn cần biết không nên ăn gì khi bị nhiệt miệng để tránh xa thực phẩm dễ gây cảm giác khó chịu cũng như dẫn đến nặng hơn.

  • Trái cây hoặc các thực phẩm có chứa nhiều Acid: Các thực phẩm có chứa acid chanh, dứa,… khiến nhiệt miệng lâu lành hơn thậm chí là bị nhiều hơn.
  • Thực phẩm cay, nóng: Vị cay từ ớt hoặc nhiệt độ cao có thể gây ra kích ứng làm nặng thêm triệu chứng nhiệt miệng và gây đau đớn nhiều hơn. Vì vậy, tuyệt đối tránh các món ăn cay nóng khi bị nhiệt miệng. Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm bạn nên tránh sử dụng quá nhiều gia vị, bao gồm cả gia vị cay và mặn giúp vết nhiệt miệng lành nhanh hơn.
  • Cà phê và nước ngọt các loại: Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng thì hãy tạm thời ngừng sử dụng cà phê, nước ngọt có chứa Siro hoặc Acid Phosphoric. Vì các thành phần này có thể gây viêm nhiễm và lở loét trong miệng.

5. Cách ngăn ngừa nhiệt miệng

Để tránh phải “cầu viện” tới các cách điều trị nhiệt miệng bạn hãy áp dụng các cách ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả sau đây:

  • Nên sử dụng bàn chải đánh răng có phần lông chải mềm và kết hợp với việc nhai chậm, kỹ với các loại thực phẩm không quá cứng để giảm nguy cơ tổn thương đến răng miệng, cắn vào lưỡi hoặc má.
  • Thường xuyên bổ sung Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, sắt và kẽm, để giúp duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn thực phẩm gây nóng như rượu, bia, các loại quả có tính nóng và các loại đồ ăn cay nóng.
  • Giảm stress và tránh thức khuya bằng các bài tập yoga, thiền hoặc tập hít thở sâu.
  • Nên đánh răng đều đặn 3 lần/ngày và đúng cách bằng cách làm sạch răng và dọc theo đường nướu răng để tránh gây tổn thương và khiến vi khuẩn xâm nhập. Duy trì lấy cao răng định kỳ.
  • Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe, khả năng cân bằng và sức đề kháng của cơ thể.

Nha khoa Hồng Hải luôn theo chính sách tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ, nếu bạn có thắc mắc hay gặp bất cứ vấn đề về răng miệng thì đừng ngần ngại đến hoặc gọi số hotline Nha khoa Hồng Hải để được thăm khám tư vấn MIỄN PHÍ và điều trị kịp thời. Bạn có thể đặt lịch hẹn TẠI ĐÂY nhé!!!! 

Chi nhánh: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM

Cơ sở: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị Trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn TP HCM

Email:  [email protected]

Điện Thoại: 0765 216 849 

Hotline:  0765 216 849 ​​​​​​​

0
Chỉ đường
Zalo

0765 216 849