RĂNG BỊ SÂU KHÔNG NHỔ CÓ ĐƯỢC KHÔNG? SÂU RĂNG CÓ TỰ KHỎI?

Nha khoa Hồng Hải: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, TP.HCM

Nha khoa Bảo Thi: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM

Email: [email protected]

Hotline: 0765 216 849

RĂNG BỊ SÂU KHÔNG NHỔ CÓ ĐƯỢC KHÔNG? SÂU RĂNG CÓ TỰ KHỎI?
Ngày đăng: 29/06/2023 09:22 AM

1. Sâu răng là gì?

Sâu răng là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do phải chịu quá trình mất khoáng, thường xảy ra bởi sự tấn công của vi khuẩn ở mảng bám răng. Hay nói dễ hiểu hơn, đây tình trạng men răng bên ngoài bị tiêu hủy, cấu trúc răng dần bị bào mòn.

Biểu hiện bệnh là những lỗ sâu li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng. Theo thời gian sẽ dần nghiêm trọng hơn, lỗ sâu ngày càng lớn, răng sẽ ngày càng đau nhức hơn do vi khuẩn tấn công vào cấu trúc bên trong răng, phá hủy lớp ngà và tủy răng, gây hoại tử tủy.

2. Sâu răng hình thành như thế nào?

Mảng bám là lớp màng chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Vi khuẩn bám trên bề mặt răng sẽ tiêu hóa lượng đường có trong đồ uống và thực phẩm từ đó sản sinh ra axit. Lượng axit này sẽ từ từ phá vỡ men răng và theo thời gian sâu răng hình thành trong men răng.

3. Vì sao bị sâu răng?

Tác nhân chính làm răng bị sâu không phải “con sâu” mà là vi khuẩn. Có thể nói, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến răng bị sâu là chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt, không lấy cao răng, chế độ ăn uống không phù hợp. Bên cạnh đó cũng có thể kể đến những nguyên nhân khác như mắc chứng khô miệng do thiếu nước bọt (bắt nguồn từ bệnh tật, tác dụng phụ của thuốc hay trải qua xạ trị/hóa trị) và yếu tố di truyền.

4. Ai có nguy cơ bị sâu răng?

Thực tế, bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng răng bị sâu, đặc biệt trẻ em sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn so với người lớn. Nha khoa chia thành các dạng sau:

  • Sâu thân răng: Đây là dạng phổ biến nhất, lỗ sâu xuất hiện quanh khu vực bề mặt nhai hoặc là giữa các răng.
  • Sâu chân răng: Thường xảy ra ở người cao tuổi do nướu lỏng lẻo làm cho chân răng bị lộ 1 phần ra ngoài và bị vi khuẩn tấn công.
  • Sâu răng thứ phát: Lỗ sâu hình thành xung quanh những khu vực răng được trám và mão răng do tích tụ mảng bám.

5. Sâu răng có nguy hiểm không?

Sâu răng là một dạng bệnh lý nha khoa phổ biến, dễ phát hiện và có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, khi không được điều trị kịp thời, tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy vô cùng đau nhức răng và cơn đau sẽ ngày càng trầm trọng, răng sẽ nhạy cảm hơn.

Nếu việc điều trị bị trì hoãn, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những vấn đề đó là áp xe răng khiến bạn cảm thấy vô cùng đau đớn dẫn đến các tình trạng sức khỏe tồi tệ khác như mất ngủ, sưng mặt và sốt. Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm hoặc các vùng khác trong cơ thể.

>>Xem thêm: Bị áp xe răng là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng giải quyết?

Bên cạnh đó, có cách điều trị răng sâu từ sớm sẽ chỉ cần thực hiện phương pháp trám răng đơn giản. Nếu để vị trí răng sâu trở nên nghiêm trọng thì việc điều trị sẽ tốn kém hơn khi phải thực hiện các phương pháp như lấy tủy răng, bịt răng hoặc thậm chí phải nhổ răng.

6. Sâu răng có tự khỏi không?

Giải đáp thắc mắc sâu răng có tự khỏi không, còn tùy vào từng trường hợp.

Trước tiên, bạn cần biết răng là một bộ phận khá đặc biệt. Khi răng bị tổn thương thì sẽ không thể tự phục hồi được. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, men răng không chứa tế bào sống nên không có khả năng tự chữa lành hoặc tự phục hồi sau khi bị tổn thương.

Vì vậy, răng bị sâu cũng không thể tự khỏi. Dù bạn vệ sinh răng miệng đúng cách và cẩn thận thì lỗ sâu cũng sẽ không được cải thiện. Người bị sâu răng buộc phải can thiệp bằng các biện pháp y tế.

7. Răng bị sâu không nhổ có được không?

Khi phát hiện có lỗ răng sâu, người bệnh hầu như sẽ nghĩ đến việc nhổ răng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có biện pháp điều trị dứt điểm trong khi bảo tồn được răng gốc. Dĩ nhiên, phải tùy thuộc vào mức độ bệnh, răng bị sâu không nhổ có được không cần có sự chẩn đoán của nha sĩ để xác định răng sâu có hư không.

>> Xem thêm: Bệnh nha chu và phương pháp điều trị tại Nha Khoa Hồng Hải?

Hiện nay có một số cách điều trị sâu răng phổ biến như sau:

7.1 Điều trị bằng Florua

Nếu như bệnh lý ở giai đoạn khởi phát. Biện pháp Florua sẽ giúp phục hồi lớp men răng đã bị tổn thương. Bác sĩ nha khoa sẽ dùng florua dạng gel bọt phủ trực tiếp lên bề mặt răng. Thông thường, điều trị florua chỉ mất vài phút, bạn chỉ cần giữ như vậy trong vòng 30 phút tiếp theo để hấp thụ lượng florua, sau đó đã có thể ăn uống sinh hoạt bình thường.

7.2 Trám/hàn răng

Đây là cách sử dụng vật liệu nha khoa để lấp đầy lỗ sâu răng. Hiện nay bạn có thể lựa chọn trám răng thông thường hoặc trám răng thẩm mỹ. Bác sĩ nha khoa sẽ xử lý chỗ sâu loại bỏ vi khuẩn rồi trám vật liệu nha khoa vào lỗ hổng và xử lý bề mặt vết trám để không làm cộm cấn khó chịu. Vật liệu trám phổ biến là composite và sứ lành tính.

7.3 Lấy tủy và phục hình răng sứ

Đối với tình trạng sâu răng lan rộng vào tủy bác sĩ sẽ tư vấn áp dụng quy trình điều trị tủy. Theo đó, bạn sẽ được gây tê, mở tủy, làm sạch và tạo dạng ống tủy. Bước cuối cùng là phục hình răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai lâu dài.

7.4 Nhổ răng

Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám xác định răng bị sâu không nhổ có được không. Đối với tình trạng răng lỗ sâu gây vỡ bề mặt răng lớn, sâu chân răng không thể phục hồi lại hoặc viêm nhiễm lan rộng, nha sĩ có thể đề nghị bạn nhổ răng. Sau khi nhổ bỏ răng sâu, bạn có thể áp dụng phương pháp lắp cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant để phục hình răng bị mất.

8. Cách ngăn ngừa sâu răng

Như vậy, đáp án câu hỏi sâu răng có tự khỏi không là không thể. Trong khi đó việc điều trị răng bị sâu không nhổ có được không còn tùy thuộc vào mức độ lỗ sâu. Một khi sâu răng hình thành ở lớp men răng bên ngoài, nó sẽ âm thầm phát triển, nhanh chóng xâm nhập sâu hơn vào cấu trúc bên trong, tiến đến ngà răng, trong trường hợp xấu nhất có thể tiến sâu vào tận tủy răng.

Vì vậy mà cách ngăn ngừa sâu răng hình thành ngay từ đầu là vấn đề rất quan trọng. Thực tế là bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Bởi vì nguyên nhân chính hình thành lỗ sâu là vi khuẩn gây hại bám trên men răng. Vi khuẩn gây sâu răng phát triển nhờ có đường.

Bạn chỉ cần xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, giảm thiểu các đồ uống và đồ ăn vặt có chứa nhiều đường như soda hay kẹo ngọt là đã có thể giảm thiểu phần lớn nguy cơ bệnh. Chìa khóa của việc ngăn ngừa sâu răng là loại bỏ hoàn toàn mảng bám. Hãy nhớ chải răng hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa chất fluoride, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau mỗi bữa ăn và lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ     

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ nhưng còn lo lắng về giá cả và thời gian điều trị bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa Hồng Hải để được bác sĩ khám, tư vấn miễn phí.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi  để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Để đặt lịch khám tại Nha Khoa Hồng Hải, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.  

Địa chỉ : 4/38, Lý Thường Kiệt, Hóc Môn, TP.HCM

Hotline : 028 22 068 668

Điện thoại: 0934 099 808

Facebook:  https://www.facebook.com/Nhakhoahonghai

0
Chỉ đường
Zalo

0765 216 849