TIÊU XƯƠNG KHI NIỀNG RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ

Nha khoa Hồng Hải: 4/38 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, TP.HCM

Nha khoa Bảo Thi: 15 Lê Văn Sỹ, Phường 13, Phú Nhuận, TPHCM

Email: [email protected]

Hotline: 0765 216 849

TIÊU XƯƠNG KHI NIỀNG RĂNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Ngày đăng: 11/05/2023 08:56 AM

Tiêu xương khi niềng răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Khi đó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến răng bị ê buốt, đau nhức, thậm chí có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác do không điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào gây tiêu xương hàm và cách xử lý như thế nào? Cùng Nha Khoa Hồng Hải giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

1. Tiêu xương chân răng là gì? Có nguy hiểm không?

Tiêu xương chân răng có nhiều cách gọi khác là tiêu xương hàm, tiêu xương ổ răng đều mô tả tình trạng xương hàm dưới chân răng đang dần bị suy giảm mật độ, thể tích làm xương bị tiêu hõm. Cấu tạo của xương hàm chủ yếu là muối khoáng sinh học nên dễ tạo ra các khoảng trống và bị tiêu hõm khi tác động vào. Các trạng thái tiêu xương hàm có thể diễn ra theo chiều ngang, chiều dọc và mức độ nặng nhẹ sẽ khác nhau tùy vào cơ địa của từng người.

Với các trường hợp tiêu xương khi niềng răng diễn biến nặng, xương bị tiêu tới sát sống hàm gần các dây thần kinh thì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe với các biến chứng như sau:

1.1 Tụt nướu chân răng

Do xương ổ răng bị tiêu khiến chiều cao và độ rộng thành xương giảm, không còn nâng đỡ được nướu nên nướu bị tụt thấp, bờ nướu mỏng dần, lộ ra phần chân răng nhiều hơn bình thường.

1.2 Cấu trúc răng lệch lạc, sai khớp cắn

Các răng trên cung hàm sẽ có xu hướng đổ nghiêng về vị trí trũng do tiêu xương hàm. Các răng sẽ xô lệch, hàm trên và hàm dưới bị lệch nhau hay bị lệch khớp cắn.

1.3 Suy giảm chức năng ăn nhai

Khả năng chịu lực ăn nhai của cung hàm sẽ bị giảm sút đáng kể nếu phần xương hàm không còn khỏe mạnh. Việc này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể do làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và dạ dày.

1.4 Răng lung lay, mất răng

Khi các tổ chức nâng đỡ răng là xương ổ răng và mô nướu bị suy yếu thì sẽ xảy ra hiện tượng răng bị lung lay khi niềng, thậm chí là gãy rụng.

2. Tại sao có người bị tiêu xương khi niềng răng?

Hiểu cơ bản thì phương pháp niềng răng sẽ tác động lực vừa phải lên răng để dần dịch chuyển, sắp xếp các răng về vị trí chuẩn đẹp, đạt tỷ lệ khớp cắn cân đối. Sau niềng răng khách hàng sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin với khuôn mặt hài hòa, đạt tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên, lại có những trường hợp bị tiêu xương hàm khi niềng răng, mặc dù biến chứng này không thường xảy ra nhưng bạn vẫn cần phải cảnh giác. Tình trạng tiêu xương khi niềng răng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau đây:

  • Bác sĩ tay nghề kém, thực hiện siết lực trên răng không phù hợp trong thời gian dài.
  • Các bệnh răng miệng chưa được điều trị triệt để trước khi niềng răng, đặc biệt là viêm nha chu gây tổn thương nặng tới các tổ chức quanh răng bao gồm cả mô nướu và xương hàm.
  • Khi răng dịch chuyển cần có sự bồi đắp của canxi đối với xương hàm, nếu quá trình này diễn biến chậm, mật độ khoáng trong xương thấp thì sẽ khiến tiêu xương hàm diễn biến nhanh hơn.
  • Người niềng chăm sóc răng miệng chưa tốt gây ra các bệnh viêm nướu, viêm nha chu khi đang chỉnh nha. Nếu không xử lý kịp thời thì viêm nhiễm sẽ lan rộng vào xương hàm dẫn đến biến chứng tiêu xương.

>> Xem thêm: Tiêu xương chân răng là gì? Cách khắc phục hiệu quả?

>> Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng an toàn sau khi niềng.

3. Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng tiêu xương khi niềng răng

3.1 Cần làm gì để niềng răng diễn ra an toàn, hiệu quả tối ưu

Dựa trên những nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng tiêu xương khi niềng răng thì lời khuyên của nha sĩ dành cho bạn như sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín để niềng răng: Đây là yếu tố quyết định phần lớn đến sự thành công của một ca niềng răng. Với nha khoa chất lượng cao có bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn thực hiện đúng quy trình, chuẩn kỹ thuật và tránh xa được những rủi ro không đáng có.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng: Với nguyên nhân tiêu xương do bệnh lý răng miệng thì hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tới nha khoa uy tín để được điều trị triệt để dứt điểm bệnh lý trước khi niềng răng. Như vậy sẽ giúp quá trình niềng răng của bạn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt kết quả tốt.
  • Kiểm tra răng miệng định kỳ: Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra, theo dõi và điều chỉnh lực kéo trên răng, khi đó bác sĩ sẽ kiểm soát được sức khỏe răng miệng của bạn cũng như có phương án xử lý kịp thời.

  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể: Trong quá trình niềng răng mặc dù sẽ gặp khó khăn khi ăn uống do cảm giác đau nhức, ê buốt răng nhưng bạn vẫn cần cố gắng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Đặc biệt là thành phần canxi vì chúng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển răng và bồi đắp xương hàm của bạn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Hãy đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ bằng cách chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước để loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Lưu ý không đánh răng ngay sau khi ăn mà nên chờ khoảng 30 phút để không làm hại đến men răng. Như vậy sẽ ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng và giảm thiểu nguy cơ tiêu xương khi niềng răng.

3.2 Nếu bị tiêu xương khi niềng răng thì phải làm gì?

Với những trường hợp đã niềng răng và chẳng may gặp phải biến chứng tiêu xương thì cần phải can thiệp biện pháp nha khoa để khắc phục. Để chữa tiêu xương khi niềng răng thì bác sĩ cần thăm khám trực tiếp để đánh giá mức độ tiêu xương chân răng để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp hai phương pháp là ghép xương và nâng xoang.

  • Ghép xương hàm: Sử dụng xương tự thân hoặc xương nhân tạo để cấy ghép vào vị trí bị tiêu xương hàm. Sau một thời gian thì tái tạo lại cấu trúc xương hàm, giúp khôi phục và bảo tồn xương hàm tối ưu.
  • Nâng xoang hàm: Những trường hợp xương hàm bị tiêu và hạ thấp dần làm mở rộng xoang hàm thì cần tiến hành nâng xoang. Có thể là nâng xoang hở hoặc nâng xoang kín và thường kết hợp với kỹ thuật ghép xương.

Việc điều trị tiêu xương khi niềng răng cần thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, thiết bị nha khoa hiện đại và đảm bảo điều kiện vô trùng, vô khuẩn trong nha khoa. Nếu bạn băn khoăn không biết nha khoa nào tốt và uy tín thì có thể tham khảo Nha khoa Hồng Hải, nha khoa dẫn đầu về công nghệ số với đầy đủ các yếu tố ở trên.

Địa chỉ: 4/38, Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, TP.HCM

Hotline: 028 22 068 668

Facebook:  https://www.facebook.com/Nhakhoahonghai

Để đặt lịch khám tại Nha Khoa Hồng Hải, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY

0
Chỉ đường
Zalo

0765 216 849